Chuột máy tính là các thiết bị quang học
Xét về mặt kỹ thuật, chuột máy tính là một thiết bị quang học bởi chúng chụp lại các hình ảnh trong khi hoạt động, đó chính là các dữ liệu quang học. Tuy nhiên trên thị trường, nhiều khi chuột máy tính lại được coi là một thiết bị quang học bởi vì chúng phát ra ánh sáng LED đỏ khi sử dụng. Ánh sáng này được phát ra từ một bóng đèn LED đặt ở đằng sau một thấu kính giúp tập trung ánh sáng thành một chùm. Chùm sáng này chiếu xuống bề mặt và sau đó dội ngược lại qua các thấu kính. Các thấu kính này giúp phóng to chùm sáng trước khi chúng đi tới cảm biến CMOS.
Cảm biến CMOS thu thập lại chùm sáng sau đó chuyển đổi chúng thành một dòng điện. Dữ liệu analog này sau đó được chuyển đổi dưới dạng các dữ liệu 1 và 0, quá trình này là kết quả của việc 10.000 hình ảnh kỹ thuật số được chụp lại mỗi giây. Như đã nói, những hình ảnh này được phân tích, so sánh để xác định vị trí chính xác của chuột máy tính trên bề mặt, và sau đó dữ liệu cuối cùng được gửi đến máy tính để định vị vị trí đặt con trỏ chuột trên màn hình với độ chính xác lên đến tám mili giây.
Nếu để ý trên những con chuột LED đời cũ, bạn sẽ thấy đèn LED được chiếu theo hướng thẳng xuống và phát ra một chùm tia đỏ lên bề mặt mà bộ cảm biến sẽ chụp lại. Ở những thế hệ chuột vài năm sau đó, đèn LED chiếu sáng ở một góc và thường dưới dạng hồng ngoại nên chúng ta không thể nhìn thấy được. Điều này giúp chuột theo dõi các chuyển động của nó trên hầu hết các bề mặt.
Chuột chuột máy tính laser sử dụng ánh sáng vô hình với độ chính xác cao
Vào năm 2004 hãng Logitech đã đạt được tiếng vang lớn khi trình làng chuột máy tính laser đầu tiên. Cụ thể con chuột máy tính này được gọi là vertical-cavity surface-emitting laser diode (VCSEL) - một công nghệ thường thấy trong các con trỏ laser, ổ đĩa quang, đầu đọc mã vạch và nhiều thiết bị khác.
Laser hồng ngoại trên con chuột này để thay thế đèn LED hồng ngoại, LED đỏ thường thấy trước kia. Đừng lo lắng về việc những ánh sáng này sẽ gây hại cho mắt của bạn bởi laser dùng trên thiết bị này không quá mạnh (tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là bạn có thể nhìn chằm chằm vào nó trong vài phút liền). Những tia hồng ngoại này cũng nằm ngoài phạm vi quang phổ mà mắt thường có thể nhìn thấy được. Do đó bạn cũng sẽ không phải thấy những ánh sáng đỏ khó chịu phát ra từ bên dưới con chuột của bạn.
Có lúc, chuột laser được cho là có những tính năng vượt trội hơn nhiều so với các loại chuột quang thông thường. Tuy nhiên, theo thời gian, chuột quang cũng đã được cải tiến rất nhiều và giờ đây chúng hoạt động tốt trong nhiều tình huống khác nhau với độ chính xác cao. Ưu thế lớn nhất của chuột laser nằm ở việc chúng có độ nhạy cao hơn so với chuột LED thông thường, nhưng thực ra, trừ phi bạn là một game thủ còn đối với người dùng bình thường thì ưu thế này không phải là một điều quá quan trọng.
So sánh chuột máy tính quang và chuột máy tính laser tóm tắt
Sự khác biệt về công nghệ:
chuột máy tính quang:
- Nguồn chiếu sáng là đèn LED.
- DPI thấp hơn laser, chỉ khoảng 3000DPI
- Chiếu sáng bề mặt.
chuột máy tính laser:
- Nguồn chiếu sáng là laser
- DPI cao hơn (từ 6000 đến 15.000 DPI), nên chuột nhạy hơn
- Chiếu sáng sâu hơn.
Sự khác biệt về bề mặt
chuột máy tính quang:
- Các cảm biến ở trên cùng của bề mặt di chuột.
- Cảm giác chuột mượt ở tốc độ chậm.
- Làm việc tốt hơn trên tấm lót chuột, bề mặt không trơn bóng.
- Ít vấn đề về tăng tốc.
chuột máy tính laser:
-
Cảm biến quét sâu xuống dưới bề mặt
-
Cảm giác chuột bị lag, giật khi rê ở tốc độ chậm.
-
Hoạt động tốt trên mọi bề mặt.
-
Có thể gặp vấn đề khi tăng tốc và giảm tốc độ di chuột đột ngột.